Việt Nam có bao nhiêu ngày Tết?

Viet nam co bao nhieu ngay le tet trong nam

Lễ hội cổ truyền tại các nước châu Á luôn vô cùng đa dạng và đặc sắc, và ở Việt Nam cũng như vậy. Hằng năm có hàng chục ngày lễ tết lớn nhỏ trên mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, chỉ có một số dịp lễ tết chính được người dân xem là quan trọng vì nó ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa ở tất cả vùng miền. Cùng điểm qua 8 ngày lễ tết cổ truyền hằng năm của Việt Nam chúng ta nhé.

8 ngày lễ tết quan trọng trong văn hóa người Việt

Việt Nam có hơn 1000 năm văn hiến, chính vì vậy sự đa dạng trong văn hóa cổ truyền là điều tất yếu. Các dịp lễ tết ở Việt Nam cũng vô cùng đa dạng, và mỗi ngày đều có ý nghĩa riêng của mình.

Tổng cộng có 8 ngày tết quan trọng trong văn hóa cổ truyền Việt Nam. Cùng tìm hiểu những ngày tết đó là gì và ý nghĩa của những ngày đó nhé

Tết Nguyên Đáng (Mùng 1-1 Âm Lịch)

Đây là ngày tết quan trọng nhất trong văn hóa người Việt Nam, diễn ra vào những ngày đầu năm mới Âm Lịch. Đánh dấu sự kết thúc năm cũ và khởi đầu năm mới, khởi đầu cho một chu kỳ vận hành mới của vạn vật, vũ trụ. Người Việt xem dịp lễ này đặc biệt quan trọng, người dân được nghỉ nhiều ngày để chuẩn bị và đón Tết

Ngày Tết Nguyên Đáng vốn dĩ là một lễ hội nông nghiệp, mang ý nghĩa ăn mừng năm cũ đã qua và cầu nguyện một mùa mới bội thu hơn.

Ngày Tết Nguyên Đáng cũng là dịp để những đứa con, người thân cùng trở về đoàn tụ cùng gia đình. Đồng thời cũng là thời gian mỗi người tưởng nhớ người thân đã khuất của mình.

Vào những ngày tết Nguyên Đáng người dân sẽ đi tảo mộ, về nhà thờ tổ tiên để thắp nhang,  dọn dẹp, trang trí bàn thờ tổ tiên, ông bà thật tươm tất. Ngoài ra, vào 4 mùng đầu năm mới, những gia đình có bàn thờ gia tiên sẽ thường xuyên nấu cơm cúng xem như chào đón ông bà, tổ tiên cùng về với con cháu.

Tết Nguyên Tiêu (Ngày 7/1 Âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng đâu tiên trong năm mới. Được xem là một trong các ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Ngày tết này mang ý nghĩa cầu nguyện đất trời, thần linh cho một năm mới bình an. Ở một số nơi người ra còn lập đàn cúng giải hạn để cầu may mắn, an lạc.

cac ngay le tet trong nam

Tết Hàn Thực (mùng 3/3 Âm lịch)

Nhiều người nhầm tưởng tết Hàn Thực xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thực chất ngày tết Hàn Thực là một ngày lễ nông nghiệp. Mang tính ăn mừng vụ mùa, và cảm tạ thần linh đất trời. Khác với Trung Quốc là một ngày lễ có nguồn gốc để tưởng nhớ một tướng giỏi thời Tấn.

Vào ngày này ở một số nơi sẽ soạn mâm cúng bao gồm món bánh trôi, bánh tro. Món ăn tượng trưng cho bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, và cũng là món bánh giải nhiệt cực tốt cho những ngày đầu mùa nắng nóng này.

Tết Thanh Minh (ngày 4 hoặc ngày 5/4 Dương lịch)

Tết Thanh Minh hay còn gọi là Tiết Thanh Minh, là thời điểm được người dân chọn để làm dịp tảo mộ, cải tạo mồ mả ông bà, tổ tiên. Lý giải theo khoa học thì thời gian Tiết Thanh Minh diễn ra, thời tiết đang chuyển dần sang ấm nóng. Thời tiết thích hợp để cây cỏ sinh sôi phát triển khiến che lấp hoặc có thể làm sạt lở phần mộ. Chính vì điều này nên vào dịp này mọi người thường lên dọn dẹp, cải tạo mộ phần của người thân đã khuất.

le tet trong nam

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch)

Tết Đoạn Ngọ hay Tết Đoan Dương còn có một tên gọi khác nữa chính là tết diệt sâu bọ. Đây cũng là ngày lễ nông nghiệp trong văn hóa sản xuất của người Việt ta. Xuất phát từ việc sâu bọ thường hoành hành vào thời điểm này trong năm, nên người dân đã quy ước lấy một ngày để làm lễ cúng cầu mong thần linh, đất trời một vụ mùa êm ả, thuận lợi không có sâu bọ.

Ngoài ra còn có 1 truyền thuyết về ngày lễ này, mọi người tìm hiểu chi tiết tại đây nhé

Tết Trung Nguyên – Ngày rằm tháng bảy

Tết Trung Nguyên cũng bị nhầm lẫn xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên ngày lễ này thực chất đã gắn liền trong văn hóa Việt Nam suốt bề dày lịch sử.

Nó gắn liền với sự lý giải liên quan đến sự vận động của vũ trụ chứ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh. Theo đó, đây là mặt trăng gần với trái đất nhất, âm khí cực thịnh. Để làm cân bằng sự lạnh lẽo, âm u mà âm khí mang lại thì người dân tổ chức cúng rằm, đốt vàng mã, tiền vàng để cân bằng.

ngay le tet o viet nam

Về mặt tâm linh, người dân xem đây là ngày tết của người âm. Vào ngày này, các linh hồn sẽ được Diêm Vương cho phép lên trần gian chơi. Quay về thăm gia đình, người thân. Chính vì vậy, vào ngày này nhà nhà người người đều dâng lễ cúng rằm hoặc lên chùa cầu bình an. Mong các linh hồn sẽ không quấy nhiễu cuộc sống của mình.

Tết Trung thu (15/8 Âm lịch)

 Tết trung thu hay còn gọi là tết Thiếu nhi là một ngày tết có từ ngàn xưa trong văn hóa cổ truyền dân tộc chúng ta. Từ ngàn xưa đây được xem là ngày sum vầy bên gia đình, con cái. Là ngày để cùng thưởng nguyệt trò chuyện.

Về sau ngày Tết Trung Thu nổi trội hơn với ý nghĩa Tết Trung Thu, tết dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên những hoạt động phổ biến như múa lân, chơi lồng đèn, hay đoàn tụ cùng gia đình, báo hiếu ông bà cha mẹ vẫn được duy trì và phát huy.

tet trung thu hang nam

Tết Ông Công Ông Táo (23/12 Âm lịch)

Theo truyền thuyết, ông Công cũng chính là thần Thổ địa, là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là ba vị Thần trông coi việc bếp núp, tổ ấm.

Mỗi năm, Ông Công ông Táo được ông Trời cử xuống trần ngự tại mỗi gia đình để theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp các vị thần sẽ cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong 1 năm qua để Ngọc Hoàng định công, tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, Ông Công ông Táo chính là những vị thần định đoạt hung cát, phước lộc cho gia đình.

Vào ngày này, người dân thường sẽ soạn một mâm cúng nhỏ, tiền vàng, áo quan và hình nhân cá chép để tiễn ông Công ông Táo về trời. Một số gia đình sẽ mua cá chép phóng sinh để tăng thiện báo cho gia đình.

Các dịp lễ tết luôn là những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Nói lên những truyền thống, quan niệm nhân văn, tốt đẹp trong lối sống của người Việt từ ngàn xưa. Những nét đẹp này nên được bảo tồn và duy trì để thế hệ sau có thể kế thừa những nét đẹp trong đức tính, văn hóa của cha ông, dân tộc.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*