Têt Nguyên Tiêu là Tết gì ? Có ý nghĩa, tục lệ gì

tet nguyen tieu la tet gi

Tết Nguyên Tiêu là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam ta? Mọi người đã biết rõ tầm quan trọng của ngày này trong văn hóa cổ truyền của người Việt ta chưa? Cùng topungdung.online tìm hiểu về ngày tết đặc biệt này nhé!

Têt Nguyên Tiêu là gì ? Có ý nghĩa gì với người Việt

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào 14, 15 tháng 1 Âm lịch. Đây là ngày lễ hội truyền thống tại Trung Quốc và tại Việt Nam chính còn có tên gọi khác là Tết Thượng Nguyên. Đây là ngày quan trọng không kém dịp Tết Nguyên Đán.

Ý nghĩa của tết Nguyên Tiêu

Cái tên Tết Nguyên Tiêu được tạo nên bởi ý nghĩa hai chữ Nguyên và Tiêu: “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu chính là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Tại Việt Nam tết Nguyên Tiêu còn được gọi là ngày Thượng Nguyên đi cùng với 2 ngày  Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười) tạo thành 3 dịp lễ cúng rằm lớn nhất trong năm.

Ông bà ta thường rất quan trọng những dịp lễ vào đầu năm. Bởi đây đều là những dịp mang ý nghĩa khởi đầu một năm mới. Vào ngày này, các gia đình thường sửa soạn mâm cúng thật chỉnh chu để cầu bình an cho một năm dài tiếp theo.

Tầm quan trọng của ngày lễ này thường được Ông bà ta nhắc nhớ qua câu răn:“Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Tết nguyên tiêu của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau ra sao

Theo truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, tết Nguyên Tiêu chính là Tết Trạng Nguyên. Đây là dịp nhà vua mời các Trạng Nguyên vào cung để tổ chức tiệc chiêu đãi.

Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu được xem là ngày lễ vô cùng thiêng liêng vào những ngày đầu năm mới. Nó còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”. Đây là dịp mọi người cùng thả hoa đăng kèm ước nguyện lên trời xanh. Cũng được xem là dịp để mọi người có thể cầu nguyện cho người đã khuất. Những lồng đèn có đa dạng kiểu dáng: có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích.

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa về tâm linh khá lớn đặc biệt với những người theo đạo Phật. Vào ngày này, hầu hết các gia đình đều tiến hành lập đàn tràn giải hạn, cầu bình an.

Tục lệ của ngày Tết nguyên tiêu

Ngày nay, tại Trung Quốc hay Đài Loan thường có rất nhiều hoạt động vào ngày này. Điển hình có thể kể đến là: múa lân sư rồng, đi lễ chùa cầu may mắn, tài lộc, ngâm thơ, đối liễn … Bên cạnh đó, ở trước mỗi gia đình cũng đều sẽ treo vài chiếc lồng đèn đỏ, với mong muốn cầu bình an, may mắn.

Đặc biệt ở Đài Loan, sẽ ghi những ước nguyện của mình lên đèn lồng và thả lên trời cao. Do trong thời loạn lạc, người dân thường thả lồng đèn lên tròi để báo bình an với người thân đang thất lạc. Vì vậy, giờ đây “Đèn Khổng Minh” hay thiên đăng còn được xem là “Đèn chúc phúc” hay “Đèn bình an”. Được thả lên trời cao với mong muốn ước nguyện sẽ thành hiện thực.

ngay tet nguyen tieu

Ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu chính là dịp người dân cùng nhau lên chùa, đi lễ cầu an lành, thịnh vượng, hy vọng một năm mới “thuận buồn xuôi gió”.

Ở mỗi gia đình thờ cúng gia tiên hay theo đạo Phật, người dân sẽ bày biện mâm cúng ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, chư vị Thần Tiên, các vị Thánh Phật, và những vị anh hùng dân tộc.

Vào ngày này, tại các khu người Hoa tại Việt Nam thường diễn ra các hoạt động lễ hội. Đa số là các hoạt động như: diễu hành trong trang phục dân tộc, hóa trang thành các tiên phật hoặc các nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa để ban phát sự may mắn cho người dân. Ngoài ra còn có trình diễn múa lân sư rồng (còn được gọi là múa cù), múa hẫu … nhằm tăng sự náo nhiệt, hấp dẫn của ngày lễ.

Dù Việt Nam hay Trung Quốc, thì ngày tết Nguyên Tiêu đều rất có ý nghĩa trong văn hóa truyền thống. Gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, luôn được nhà nước tạo điều kiện để tiến hành một cách trọn vẹn.

Tết Hàn Thực ngày 3/3 và những điều cần biết

Rằm tháng 7 là Trung Thu hay Tết Trung Nguyên

Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày lễ thất tịch

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*