Tết Hàn Thực mùng 3/3 và những điều cần biết

y nghia ngay tet han thuc

Tết Hàn Thực hẳn là cái tên khá xa lạ với hầu hết người Việt Nam. Tuy nhiên Tết Hàn Thực mùng 3/3 cũng từng là một dịp lễ lớn trong thời cổ đại. Và là một trong những dịp mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực mùng 3/3

Nguồn gốc tết Hàn Thực trong văn hóa Trung

Tết Hàn Thực trong văn hóa Trung Hoa gắn liền với câu chuyện ý nghĩa về quan hệ vua-tôi. Theo đó, chuyện xưa kể rằng vua Tấn Văn Công của nước Tấn lúc bấy giờ gặp phải cảnh lưu vong. Trong lúc đó có một trung thần luôn đi theo phò tá hết lòng cho nhà vua tên là Giới Tử Thôi.

Một lần, khi đang lánh nạn, nguồn lương thực bị cạn kiệt hết.Để giúp nhà vua vượt qua cơn đói tiếp tục lên đường, Giới Tử Thôi đã lén cắt 1 miếng thịt ở đùi mình đem nấu cho vua ăn. Nhà Vua gặng hỏi thì vô cùng xúc động khi biết được sự thật.

Giới Tử Thôi tiếp tục đi theo vua Tấn Văn Công suốt 19 năm, trải qua bao gian khó, hoạn nạn. Về sau, khi Tấn Văn Công thành công dành lại ngai vàng. Nhà vua đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho những tướng sĩ có công nhưng lại quên đi Giới Tử Thôi.

Mặc dù vậy Giới Tử Thôi xem chuyện đó cũng không có gì to tát, ông cho rằng đây là chuyện mà thần tử nên làm. Từ đó, ông cũng quyết định cùng mẹ lên núi ở ẩn, tránh xa danh lợi, quyền lực.

Mãi tận sau này, Tấn Văn Công mới nhớ ra công lao của Giới Tử Thôi và cho quân lính đi mời ông về. Tuy nhiên, lúc này Giới Tử Thôi nhất quyết không xuống núi, ông đã chỉ muốn sống tiếp tục cuộc sống yên bình trên núi cao cùng mẹ già. Vì muốn ép Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công đã hạ lệnh đốt rừng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây ra cái chết cho 2 mẹ con Giới Tử Thôi.

Về sau, vì ân hận với việc làm của mình và tiếc thương con người nghĩa khí Giới Tử Thôi. Nhà vua cho lập miếu thờ, hằng năm đều tổ chức tưởng nhớ vào mùng 3 tháng 3. Trong ngày này, người dân sẽ không dùng lửa nấu ăn, chỉ được ăn đồ nguội đã làm từ trước. Thức ăn nấu cúng cũng phải được làm từ 2 hôm trước. Chính vì thế về sau người dân gọi ngày này là tết Hàn Thực. Nhắc nhở chúng ta về việc nóng giận nhất thời có thể gây ra những việc đáng tiếc như nhà vua.

 Nguồn gốc Hàn Thực trong văn hóa Việt

tet han thuc va tuc le

Tại Việt Nam, tuy khá nhiều ý kiến cho rằng tết Hàn Thực xuất phát từ việc tiếp thu văn hóa từ Trung Quốc. Nhưng hiện nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra các minh chứng xác thực tết Hàn Thực vốn không liên quan đến văn hóa Trung Quốc.

Trước tiên điều dễ thấy nhất là vào tết Hàn Thực người Việt Nam không kiêng lửa. Các gia đình vẫn soạn nấu cúng bình thường.

Điều tiếp theo chính là tục lệ làm bánh trôi nước vào dịp này của người Việt. Theo như nguyên lý âm dương ngũ hành thì đây là ngày bắt đầu nóng lên. Vì thế món bánh trôi nước được sáng tạo ra như một thức ăn để dâng cho đất trời, tổ tiên, làm dịu mát cơ thể trong ngày hè. Bánh trôi nước cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ.

Ngoài ra, nếu ta để ý có thể thấy tháng 3 Âm lịch là thời điểm diễn ra rất nhiều ngày lễ quan trọng của người Việt xưa. Ngày hội Vua Hùng mùng 10 tháng 3, hoặc hội đền thờ Trưng Nữ Vương ở Hát Môn ngày 5 tháng 3,….Và điểm chung của các lễ hội này chính là đều sử dụng bánh trôi, bánh chay để tạ ơn trời đất, các vị anh hùng. Như vậy, có thể dễ dàng nhìn thấy có một sự liên quan rất chặc chẽ giữa những ngày  này với nhau. Vì vậy có thể nói tết Hàn Thực không hẳn xuất phát từ Trung Quốc.

Nó xuất phát từ thói quen canh tác cũng như đời sống tinh thần của cha ông ta. Đừng vì nhầm lẫn mà để ngày lễ này bị mai một

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt, Trung

Đối với người Trung Quốc, lễ Hàn Thực chỉ đơn giản là một ngày lễ để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ những người đã có công lao với bản thân

Còn tại Việt Nam, tết Hàn Thực là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tưởng nhớ các vị anh hùng và là dịp để cầu cho một mùa mới bội thu. Đây cũng là ngày để người thân trong gia đình sum họp, quây quần đón chờ một mùa màn mới tươi tốt hơn…

Trên đây là bài viết chi tiết về ý nghĩa ngày tết Hàn Thực, mọi người cùng tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn hơn về ngày tết này nhé.

Rằm tháng 7 là tết trung nguyên hay vu lan ?

Tết Đoan Ngọ là ngày gì ? Nên làm gì ?

Lễ Thất tịch tượng trưng cho điều gì ?

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*