Nguồn gốc, ý nghĩa lễ thất tịch? Nên làm gì vào ngày này

nguon goc y nghia cua ngay le that tich

Lễ thất tịch hay còn gọi là lễ tình nhân của Trung Quốc được biết đến khá nhiều qua các bộ phim. Nguồn gốc của ngày lễ thất tịch cũng vô cùng cảm động. Cùng tìm hiểu câu chuyện đằng sau với topungdung.online nhé!

Nguồn gốc của ngày lễ thất tịch

Lễ thất tịch được xem là ngày lễ tình nhân của Trung Quốc, không có trong văn hóa Việt Nam, diễn ra vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Ngày lễ này gắn với chuyện tình của chàng trai tên Ngưu Lang và cô tiên nữ Chức Nữ.

Chuyện kể răng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu, mồ côi cha mẹ, có hoàn cảnh nghèo khó. Một lần, lúc đang chăn trâu chàng phát hiện gần đó có 7 nàng tiên đang nô đùa. Vừa nhìn anh đã phải lòng ngay nàng tiên nhỏ nhất. Nàng tiên nữ đó chính là Chức Nữ – con gái út của Ngọc Hoàng. Là tiên nữ chuyên dệt những đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Chú trâu của anh cảm nhận được lòng chủ bèn bày kế cho anh trộm đi xiêm y của nàng tiên nữ đó để cô không thể về được thiên đình.

Khi tới giờ phải bay về trời, các chị cô đành phải bỏ lại cô để quay về đúng giờ. Chàng Ngưu Lang lúc bấy giờ thấy mủi lòng liền đem bộ xiêm y trả lại cho nàng và thú nhận tất cả. Nhân đó chàng cũng thổ lộ tấm chân tình của mình, mong muốn nàng có thể trở thành vợ chàng.

Chức Nữ thấy chàng có vẻ là người chân thành, thật thà nên đã  đồng ý. Từ đó hai người trải qua tháng ngày hạnh phúc ở trần gian.

Ngọc Hoàng khi phát hiện con gái mất tích đã sai binh lính xuống trần bắt con về trời. Ngưu Lang mang theo hai con đuổi theo mong đưa nàng về lại. Vương Mẫu thấy thế bèn vạch ra ranh giới hai cõi trần – tiên, và ranh giới đó chính là sông Ngân Hà.

Ngưu Lang và hai con là người trần nên chỉ có thể đứng bên này ranh giới để chờ Chức Nữ quay về. Vì cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã lệnh cho đà quạ trời tạo nên chiếc cầu Ô Thước. Để mỗi năm khi đến ngày Thất tịch (mùng 7.7 âm lịch) Ngưu Lang – Chức Nữ có thể đứng trên chiếc cầu này để gặp nhau
Vào ngày Thất Tịch trời thường đổ mưa ngâu, người dân cho rằng đây chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau. Người ta tin rằng, nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm Thất Tịch thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Lễ Thất Tịch như thế nào trong văn hóa một số nước ? Làm gì vào ngày này ?

Lễ Thất Tịch tại Trung Quốc

Lễ Thất Tịch tại Trung Quốc được xem là một ngày cầu duyên cho mọi cô gái. Vào đêm trước ngày mùng 7 tháng 7, các cô gái chưa chồng sẽ dâng lễ gồm hoa, trái cây, dụng cụ may vá cúng cầu nguyện Ngưu Lang, Chức Nữ ban cho mình một nhân duyên tốt đẹp.

Ở một số nơi khác tại Trung Quốc, các cô gái sẽ cùng tụ tập lại chơi một trò chơi. Theo đó, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh này đã được giấu sẵn 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Khi ăn bánh, người nào bánh có cây kim nghĩa là sẽ khéo léo. Người ăn chiếc bánh có đồng xu thì báo hiệu sẽ giàu có. Còn người có tờ giấy đỏ thì sẽ có một tình yêu đẹp và cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Vào ngày này, người dân cũng tổ chức các cuộc thi khéo tay như tạo hình dưa hấu, theo thùa, dệt vải,…. Các cô gái còn có một hoạt động khác khá thú vị chính là bỏ chiếc kim khâu vào chén nước. Nếu chiếc kim không chìm thì nghĩa là người đó có một đôi tay khéo léo, giỏi nữ công gia chánh.

Món ăn được người Trung Quốc cho rằng có ý nghĩa cầu duyên vào ngày này chính là bánh chẻo. Về sau món chè đậu đỏ do giới trẻ sáng tạo ra và trở nên phổ biến hơn khiến nhiều người lầm tưởng về món ăn truyền thống trong ngày này.

Lễ thất tịch ở Nhật Bản

Bắt nguồn từ Trung Quốc, lễ hội này cũng xuất hiện ở các nước Đồng văn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc.  Được gọi là lễ Tanabata , là ngày kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang.

Vào ngày lễ này, người Nhật sẽ viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc được gọi là Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà. Mục đích chính là để cầu khấn Orihime trao cho họ sự khéo léo trong công việc may vá, viết chữ đẹp. Đồng thời cũng là lời cầu nguyện gửi đến Hikoboshi với mong muốn có được vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Vào dịp này, nhiều đôi lứa đang yêu sẽ tới các đền thờ để cầu nguyện, mong có thể bên nhau dài lâu.

Đặc biệt, đối với trẻ em đất nước mặt trời mọc, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Bọn trẻ sẽ được cùng nhau trang trí cho các cành trúc trước nhà. Nơi mà chúng sẽ sẽ treo những mảnh giấy ước nguyện của mình.

Lễ thất tịch tại Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc được gọi là Chilseok. Đây là một lễ hội truyền thống tại Hàn Quốc. Chilseok thường rơi vào thời điểm chuyển giao giữa tiết trời nóng bức sang mùa mưa ẩm ướt. Mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Các loại trái cây như bí ngô, dưa chuột và dưa hấu phát triển mạnh trong thời gian này. Vì vậy, nó được sử dụng rất nhiều để chế biến các món ăn trong những lễ hội, bao gồm cả ngày lễ Chilseok..

Ngoài ra, trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc còn tiến hành nghi thức tắm cầu sức khỏe.

Vào ngày này, tương tự các nước khác, các cặp đôi Hàn Quốc sẽ hẹn hò đi chơi, ăn uống, họ hay cùng nhau trò chuyện và thưởng thức món bánh gạo rắc đậu.

Lễ thất tịch tại Việt Nam

Vốn dĩ trong văn hóa truyền thống Việt Nam không có hoạt động rõ ràng nào dành cho ngày lễ này. Người dân chỉ biết qua câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang – Chức Nữ như một truyền thuyết giải thích về hiện tượng mưa ngâu đầu mùa thu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phim ảnh và các phương tiện truyền thông. Ngày lễ này dần được giới trẻ biết đến nhiều hơn. Và có một trào lưu đi theo đó chính là ăn chè đậu đỏ.

Mặc dù có gây trend trong cộng đồng giới trẻ, nhưng đa số chỉ là hình thức đùa vui, không mang ý nghĩa thực sự như các nước châu Á khác.

ngay le that tich an che dau do

Điều này khá dễ hiểu, khi đây chưa từng là ngày lễ truyền thống tại Việt Nam. Tháng 7 Âm lịch hàng năm đối với người Việt chính là tháng cô hồn, và ngày lễ lớn nhất chính là tết Trung Nguyên, hay còn gọi là ngày rằm tháng bảy.

Trên đây là chi tiết về ngày lễ Thất Tịch, năm nay, lễ Thất tịch sẽ rơi vào ngày thứ 7 ngày 14 tháng 8 Dương lịch. Ad nghĩ vào ngày này hãy cùng gia đình đến chùa dâng hương cầu bình an trong tháng cô hồn sẽ là một việc vô cùng đúng đắn. Chúc mọi người có một ngày lễ Thất Tịch thật vui vẻ nhé.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*