Chính thức: Đề & Đáp án môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022

de va dap an mon ngu van thpt 2022

Trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, môn Ngữ Văn là môn thi đầu tiên và cũng là môn thi duy nhất sử dụng hình thức tự luận. Các thí sinh sẽ có 120 phút để làm bài, cấu trúc bài thi vẫn giống như các kỳ thi trước. Theo dõi bài viết của topungdung.online để cập nhật nhanh đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2022 chính xác và nhanh chóng nhất.

Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn THPT 2022

Phần đọc hiểu (3 điểm): Đề thi bao gồm một đoạn văn bản được đưa ra cùng với 4 câu hỏi về nội dung trong đoạn văn đó. Các câu hỏi đều sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó.

Phần làm văn (7 điểm): Kiến thức ở phần nghị luận xã hội, thi sinh cần phải nắm được các yếu tố cơ bản để viết một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. Nội dung thường hướng đến là những tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã hội trong đời sống. Từ đó nêu ra được nguyên nhân, thực trạng sau đó đưa ra luận điểm và kết hợp các dẫn chứng, đốc kết được các giải pháp và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đối với phần nghị luận văn học, nội dung chủ yếu cần phải nắm đó là nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm. Thông thường, người ra đề sẽ yêu cầu cảm nhận về một đoạn trích dẫn lấy từ một tác phẩm văn học lớp 12 bất kỳ. Qua đó, thí sinh sẽ lập luận phân tích và đưa ra nhận xét về chính nội dung được đưa ra.

Đề thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2022

de thi mon ngu van thpt 2022

Gợi ý đáp án môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2022

1.  Phần đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ: Tự do.

Câu 2: Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

Câu 3:

  • Biện pháp so sánh: Tuổi trẻ như sao trời mát mắt; và cháy bùng như lửa thiêng liêng.
  • Ý nghĩa – Tác dụng : Biện pháp so sánh giúp có hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung, tăng sức gọi hình – gợi cảm.  Sử dụng biện pháp so sánh “Tuổi trẻ” với sao trời, như ngọn lửa bùng cháy nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh quật cường, kiên cường của tuổi trẻ khi đất nước bình yên cũng như khi đất nước bị xâm lược. Qua hình ảnh so sánh tác giả ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ.

2. Phần làm văn

Câu 1: Bài viết phải đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

  • Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
  • Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước
  • Triển khai vấn đề nghị luận.

Các thí sinh có thể tham khảo phần dàn ý dưới đây:

Mở bài: Giới thiệu vấn đềvề  Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

Thân bài: 

a. Giải thích

– Trách nhiệm: là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó.

= Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

b. Phân tích

* Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?

– Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có công gây dựng và giữ gìn đất nước, chúng ta đang sống và được thừa hưởng nền độc lập dựa trên máu xương của biết bao thế hệ ấy, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm phát huy và gây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh hơn.

– Thế hệ trẻ chúng ta đang được quan tâm, tiếp nhận nhiều nền đào tạo, xu hướng, những kiến thức mới, cần mang những tri thức mình đã học được ra để giúp đỡ xây dựng nước nhà.

– Đối với thế hệ trẻ, tiếp bước các thế hệ đi trước trong học tập, xây dựng và bảo tồn dân tộc không chỉ đang góp phần xây dựng nước nhà, xã hội mà còn có cơ hội phát triển bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân.

– Mỗi công dân, gia đình là tế bào của xã hội, được xã hội đào tạo và trau dồi, vì thế nếu mỗi người đều là những công dân có ích, noi gương các thế hệ đi trước sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh, gần gũi, phát triển

* Thế hệ trẻ cần làm gì để tiếp bước các thế hệ đi trước

– Đối với học sinh, sinh viên, chúng ta cần ra sức học tập, trau dồi bản thân và tích lũy cho mình nhiều kiến thức

– Không ngại khó khăn, thử thách, dám dấn thân vào làm, vào học để có nhiều trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân

– Có ý thức, biết ơn sâu sắc tới những thế hệ đi trước, những người đã có công gây dựng và là tấm gương để noi theo

c. Phản đề

– Nhiều bạn trẻ vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức muốn học hỏi, cống hiến cho xã hộI

– Lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và không muốn vươn lên, an phận thủ thường đã kìm hãm sự phát triển của thế hệ ngày nay

Kết bài:

– Khẳng định vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước là một điều quan trọng.

– Liên hệ bản thân: Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được bản thân cần có trách nhiệm với những gì cha ông ta đã gây dựng trước đó, phải cố gắng nỗ lực rèn luyện hơn nữa để xứng đáng kế thừa và phát huy các thành quả của các thế hệ đi trước.

Câu 2: Dưới đây là gợi ý về dàn bài với đầy đủ các lập luận

 Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh. Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

– Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

* Khái quát vấn đề nghị luận: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Thân bài:

1. Phân tích đoạn trích – Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng.

a. Giới thiệu vị trí đoạn trích.

Đoạn trích nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một “cảnh đắt trời cho”.

b. Phân tích: Phát hiện thứ nhất – về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:

– Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai hiện lên đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.

– Khung cảnh rộng lớn của biển cả với hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

– Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

– Cảm nhận tinh tế cùng với đôi mắt của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống mà anh cho rằng đây là “cảnh đắt trời cho”. Đó là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến. Chính vì thế người nghệ sĩ cảm thấy bị rung động, hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.

– Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.

= Phát hiện đầu tiên của nhân vật Phùng cho chúng ta thấy hình ảnh của một người nghệ sĩ chân chính, một người nghệ sĩ với sự một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Đối với anh cái đẹp chính là đạo đức. Thế nhưng cũng từ phát hiện này ta cũng nhận ra cái nhìn của nhân vật Phùng có chút phiến diện, chỉ toàn màu hồng, toàn những điều đẹp đẽ mà chưa mang sự từng trải, cái nhìn đa chiều.

2. Liên hệ với hình ảnh chiếc thuyền chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

– Tương đồng: đều là cảnh con thuyền giữa biển khơi được cảm nhận qua cái nhìn của nghệ sĩ Phùng,

– Sự khác biệt:

+ Vị thế quan sát: cảnh biển quan sát được quan sát với tư cách của một người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp; cảnh biển trong cơn bão được quan sát từ góc độ con người công dân đời thường.

+ Khung cảnh và cảm xúc: cảnh biển buổi sáng tĩnh lặng, êm đềm, lãng mạn khiến Phùng cảm được thanh lọc tâm hồn; cảnh biển trong cơn bão dữ dội khiến Phùng thấu hiểu những lo lắng, trăn trở của con người.

– Hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích: là hình ảnh đẹp, bình dị có chút thơ mộng. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật, vẻ đẹp của cuộc sống.

– Hình ảnh chiếc thuyền phải chống chọi giữa phá: là hình ảnh mang tính hiện thực thể hiện những khó khăn, những góc khuất của cuộc đời.

– Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống:

+ Phải có cái nhìn thấu đáo, toàn diện, sâu sắc nhiều góc độ.

+ Không tách rời nghệ thuật với đời sống con người, thể hiện tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh.

Kết bài:

Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

– Khẳng định vị thế của nhà văn.

Trên đây là cập nhật mới nhất về đề thi và đáp án môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2022 mới nhất.  Topungdung.online sẽ liên tục cập nhật đáp án tất cả các mã đề của đề thi môn Toán, đáp án môn Vật lý tất cả các mã đề, đáp án môn Sinh học tất các mã đề cùng đề thi và đáp án của các môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 nhanh và chính xác nhất. Thường xuyên theo dõi nhé!

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*